Đường Hồ Chí Minh là một con đường giao thông đang được thi công, dài khoảng 3.167 km và cũng là con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam.
Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh
lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc
lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ.
Dự án xây dựng bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 thi công phần dài hơn 2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước. Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến năm 2006 đã tiến hành nghiệm thu cơ sở được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt. Vào những tháng đầu năm 2007, các đơn vị thi công đang gấp rút thi công các đoạn Hòa Lạc-Xuân Mai thuộc Hà Nội (dài 13km), Hà Nội-Hòa Bình và đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa (dài 93 km đường, 2 cầu lớn, 22 cầu trung và 6 cầu cạn), đoạn Ngọc Hồi-Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum (dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh (dài 54km). Theo nhận định của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 6-2007, toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ được hoàn tất và tiến hành nghiệm thu cấp Nhà nước (Nguồn). Đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến.
- Giai đoạn 2 thi công phần từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Hòa Lạc và phần từ Bình Phước đến đất Mũi (Cà Mau).
- Giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Ngày 3 tháng 2 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI,Quốc hội Việt Nam
đã có Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ
Chí Minh, và xác định đây là công trình quan trọng quốc gia. Theo đó,
đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam,
với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667
km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn
xe tùy thuộc địa hình.
Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các địa điểm và địa phương sau: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Bắc Kạn, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km124+500 Quốc lộ 2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thành phố Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Thị xã Thái Hòa, Tân Kỳ, Khe Cò, Phố Châu, Vũ Quang, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, thành phố PleiKu, thành phố Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Tân Thạnh, Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, cầu Cao lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.
Từ Ngả tư Thọ Lộc lên Cự Nẫm chỉ còn 1 km
Ngả ba Cự Nẫm
Tượng đài chiến thắng bên ngả tư Thọ LộcTuyến phía Tây sẽ đi qua các địa điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.
Đường Hồ Chí Minh có những đoạn tráng các tỉnh lộ và quốc lộ sau:
- Tỉnh lộ 203 (Cao Bằng)
- Quốc lộ 2
- Quốc lộ 2C
- Quốc lộ 3
- Quốc lộ 21
- Quốc lộ 15
- Quốc lộ 14
- Quốc lộ 63
- Quốc lộ 80
Trong
năm 2009, một sự kiện hết sức có ý nghĩa khi hàng loạt các hoạt động kỷ
niệm 50 năm ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh (HCM), ngày truyền thống của
bộ đội Trường Sơn sẽ được long trọng tổ chức. Đây sẽ là động lực lớn để
những người làm công tác xây dựng giao thông đẩy nhanh tiến độ đầu tư và
thi công giai đoạn hai của đường HCM, hoàn thành mục tiêu nối thông từ
Pác Bó đến đất mũi Cà Mau…
Các
hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày mở đường HCM, ngày Truyền thống Bộ đội
Trường Sơn sẽ trở thành sự kiện quốc gia có ý nghĩa to lớn trong năm
2009. Hệ thống đường mòn HCM được trải dài trên khắp khu vực phía Tây
các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, trong đó trung tâm đầu mối cũng như
điểm xuất phát đầu tiên tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là
nơi ác liệt nhất, nơi thể hiện trí thông minh và lòng dũng cảm của hàng
vạn bộ đội, chiến sỹ thanh niên xung phong. Hàng loạt các hoạt động kỷ
niệm như: Liên hoan thông tin lưu động toàn quốc, Liên hoan nghệ thuật
chuyên nghiệp toàn quốc, Lễ kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn huyền thoại,
gặp mặt truyền thống cựu Thanh niên xung phong... sẽ được tổ chức từ
tháng 3 cho đến cuối năm 2009.
50
năm đã đi qua nhưng những ký ức về con đường mòn HCM không mờ phai
trong nhiều thế hệ người Việt Nam để huyền thoại xưa tiếp thêm sức mạnh
cho hôm nay, để đường Trường Sơn xưa đang trở thành đường HCM to đẹp và
hiện đại. Gần ba ngàn ngày đêm của 8 năm đằng đẵng, hàng ngàn, hàng vạn
lượt công nhân, kỹ sư không quản nắng, gió Trường Sơn, đổ biết bao mồ
hôi, xương máu để phá đá, mở rừng nối thông đường HCM.
Còn
nhớ trong ngày khởi công 5/4/2000, thời khắc đó, tất cả người dân cả
nước đều trong tâm trạng hồi hộp ngóng chờ như đất nước chuẩn bị viết
lên một trang mới. Khi Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ngày đó phát
lệnh khởi công, nhiều người đã không cầm được nước mắt và những nụ cười
rạng rỡ trên khuôn mặt. Cuối năm 2006, tại cuộc họp về quy hoạch tổng
thể đường HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, đường HCM là
công trình trọng điểm Nhà nước, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và có vốn đầu tư lớn, thực hiện trong nhiều năm và trải
dài trên 30 tỉnh, thành phố. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa
phương phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả để thực hiện tất cả các mục tiêu
đã đề ra của dự án.
Cho
tới thời điểm tháng 5/2008, hầu như toàn bộ các hạng mục của đường HCM
giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum) đã được hoàn tất,
nối thông thêm một trục dọc Bắc - Nam chạy song song với QL1A ở phía
Tây của Tổ quốc. Cũng từ đây, đường HCM bắt đầu chuyển sang giai đoạn
mới, giai đoạn đầu tư để nối thông toàn tuyến từ Pác Bó đến đất Mũi Cà
Mau. Từ tháng 9/2008, đường HCM đã chính thức “về với cội nguồn” khi Bộ
GTVT, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chính thức làm lễ động thổ tại điểm đầu
của tuyến đường qua Pác Bó - Cao Bằng. Pác Bó là nơi cội nguồn của Cách
mạng Việt Nam, gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong
cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng nước ta cũng là
điểm đầu của toàn tuyến đường HCM trong giai đoạn 2. Đây là một trong
những trục đường giao thông quan trọng, mang tính chiến lược, là cơ sở
hạ tầng vững chắc để phát triển mọi mặt về kinh tế-xã hội, củng cố an
ninh quốc phòng của cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Tổng
mức đầu tư đoạn này là gần 461 tỷ đồng, trong đó, chi phí GPMB khoảng 68
tỷ đồng. Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền
núi, nền rộng 7,5m, mặt đường 5,5m. Công tác GPMB của tuyến đường đã
được tách làm tiểu dự án và giao cho các địa phương thực hiện.
Tiếp
sau đoạn Cao Bằng- Pác Bó, trong tháng 12/2008 và trong năm 2009, rất
nhiều đoạn tuyến lớn khác cũng sẽ được triển khai. Quan trọng nhất là
đoạn đường HCM đầu tiên qua khu vực Nam Bộ từ Chơn Thành (Bình Phước)
đến Đức Hòa (Long An) có tổng chiều dài 84 km. Về quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật của tuyến, giai đoạn trước mắt sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn
đường cấp 3 với 2 làn xe, chiều rộng nền đường 12,25m, mặt rộng 11,25m.
Giai đoạn sau sẽ nâng cấp thành đường cao tốc 4 làn xe với nền đường
rộng 27m. Tổng mức đầu tư của đoạn đường này lên tới gần 3.389 tỷ đồng,
trong đó vốn dành cho việc GPMB là 437 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ đi qua
các huyện Chơn Thành (Bình Phước); Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương),
Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh), Đức Hòa (Long An).
Tân Kỳ - Mốc số 0 của con đường lịch sử - Đường Mòn Hồ Chí Minh
Một tuyến thành phần rất lớn nữa cũng sẽ được động thổ để khởi công đó là đoạn Năm Căn - Đất Mũi có tổng số vốn đầu tư lên đến 3.540 tỷ đồng. Tuyến đường có chiều dài 59km, chủ yếu đi ven biển và có tới 28 cầu lớn nhỏ. Đây là điểm cuối cùng của tuyến đường HCM và cũng là đoạn có điều kiện thi công khó khăn nhất, phần lớn là đi qua vùng địa chất yếu, nhiều kênh rạch. Ngoài ra, trong thời gian tới, một loạt các tuyến thành phần khác của đường HCM giai đoạn 2 sẽ lần lượt được triển khai xây dựng như: đoạn qua phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột và cầu Eatam, dài khoảng 13km, tổng mức đầu tư hơn 437 tỷ đồng; đoạn Kon Tum- Pleiku dài 36km, hiện tư vấn đang triển khai lập dự án đầu tư; đoạn Mỹ An - Cao Lãnh dài hơn 26,5km, tổng mức đầu tư gần 467 tỷ đồng; đoạn Cam Lộ - Túy Loan dài khoảng 205km, hiện nay, Ban QLDA đường HCM đang trình Bộ GTVT phê duyệt đề cương và dự toán theo quy mô đường cao tốc;…
Với
việc hàng loạt các tuyến thành phần của đường HCM được triển khai và
hoàn thành mục tiêu nối thông từ Pác Bó đến Đất Mũi trong thời gian tới
sẽ là động lực rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây
và của đất nước.
|
Đường Hồ Chí Minh sau bão lũ: Khi đường “giải cứu” kêu cứu!
TTCT
- Là tuyến đường chiến lược gánh trọng trách “giải cứu” trong trường
hợp quốc lộ 1A bị cắt đứt do mưa lũ, thế nhưng hơn sáu năm kể từ ngày
đưa vào sử dụng, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua miền Trung luôn rơi
vào tình trạng sạt lở, ách tắc triền miên. Sau trận bão số 9 vừa qua,
chúng tôi ghi nhận thực tế còn tệ hại hơn.
Đường
Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận huyện Đak Glei (Kontum) vốn được xem là
huyết mạch nối TP Đà Nẵng với bắc Tây nguyên, nhưng xem ra lầy lội, sạt
lở vẫn còn nguyên đó, 28 ngày sau bão lũ. Tại vị trí km 1425, cung đường
này đang đối mặt với nạn lở núi sau một đêm mưa rừng. Từ trên cao,
những thớ đất đỏ nhão nhoẹt theo đá cội và cây rừng đổ ào xuống chồng
ngay lên lớp đất đá cũ trước đó một tuần.
Sạt lở chồng sạt lở
Đang
lùa đàn bò lên sườn núi phía trước để gặm cỏ, người đàn ông dân tộc Giẻ
Triêng xem ra tỉnh queo khi nhìn thấy cảnh núi lở ngay trước mặt. “Quen
rồi, ngày nào mà chẳng vậy. Có đêm nằm ngủ nghe ầm ầm bên vách núi là
biết ngay sáng mai đường tắc không đi được”.
Nói
rồi ông chỉ tay lên phía trên cao, nơi chỉ còn một vài cây rừng lớn trơ
trọi giữa trời xanh: “Đất lở, cây đổ không sợ. Sợ nhất là đá lăn, vậy
nên tránh khu vực này đi”. Đúng như lời ông nói. Ngay tại khu vực đất đá
vừa sạt lở, tiếng rơi lộc cộc của đá từ trên cao vọng xuống. Thi thoảng
một vài viên đá cội lớn lại “xé” cây bụi lao thẳng xuống vực sâu nghe
ầm ầm đến rợn người.
Chưa
năm nào kể từ ngày đưa vào khai thác (2003) đến nay, cung đường Hồ Chí
Minh đoạn giáp ranh nối Phước Sơn của Quảng Nam với Đăk Glei của Kontum
lại bị sạt lở hư hỏng nặng đến như vậy. Tại vị trí ngã ba Đak Tạ thuộc
tỉnh Kontum, trưa 28-10 chỉ có vài công nhân làm nhiệm vụ khắc phục sạt
lở.
Anh Dương Quang
Thắng, 35 tuổi, công nhân lái máy xúc thuộc Công ty Tân Bình, cho biết
cơn bão số 9 vừa qua là nặng nhất mà anh chứng kiến trong 10 năm tham
gia chống sạt: “Từ đây (ngã ba Đak Tạ) tới địa phận Mường Hon (Đak Lây)
khoảng 40km, cứ 20-30m là có một vị trí sạt lở. Mấy năm trước còn đỡ chứ
bây giờ mưa nhỏ cũng sạt, sạt quanh năm...”.
Nguyễn
Trí Thức, quê Quảng Bình, mới 19 tuổi nhưng đã có hai năm tham gia
chống sạt và có chút kinh nghiệm: “Cứ mưa to quá ba ngày thì không nên
đi chống sạt lở ngay. Đợt bão vừa qua mưa tới năm ngày, gió to, tụi em
bị kẹt lại, không ra được”. Thức kể có lần núi sạt trôi cả hai anh em
công nhân và xe máy xúc đi một đoạn 20m. “May mà đất đùn lên, chứ không
thì cả xe lẫn người đều xuống vực cả rồi”.
Trong
khi đó tại km 484 +900 đoạn từ Đông Giang đi Nam Giang (Quảng Nam),
nhiều công nhân của đơn vị thi công (Công ty Lũng Lô, Bộ Quốc phòng) vẫn
phải căng mình làm cho kịp tiến độ. Đang vào mùa mưa lũ nên việc thi
công vô cùng khó khăn.
Chỉ
cần mưa một tí là núi lở, công việc đình trệ ngay. Một công nhân đang
thi công công trình gói thầu 16, hạng mục bền vững hóa đường Hồ Chí Minh
cho biết gói thầu 16 là “hậu quả” để lại của mưa lũ năm 2008. Làm chưa
xong thì bão lũ 2009 ập đến với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn, nhiều
điểm sạt lở lớn xuất hiện nhiều hơn trên một cung đường.
Cầu Đăk Trát (Kontum) bị lũ cắt đứt. Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Kontum có nhiều đoạn lơ lửng bên mép sông Pô Kô như thế này - Ảnh: Đăng Nam |
“Muốn
thấy sự tàn phá khốc liệt của cơn bão số 9 thì chỉ cần đến km 1456
đường Hồ Chí Minh đoạn qua Đak Sút, Kontum. Hơn 20 năm trong ngành quản
lý giao thông, chưa khi nào tôi thấy kinh hoàng đến như vậy” - ông
Thành, trưởng phòng quản lý giao thông (Khu Quản lý đường bộ 5), nói.
Quả thật, “tọa độ 1456” đã bị dòng nước sông Pô Kô “gặm” hơn một nửa mặt
đường trong đợt lũ cuối tháng 9 vừa qua, khiến trục đường Hồ Chí Minh
đoạn qua đây trở nên mong manh bên miệng vực.
Ngay
sau lũ rút, hàng trăm công nhân cầu đường của các hạt quản lý đường bộ
nằm rải trên trục đường đã khẩn trương tiến hành “hàn khẩu” những điểm
sạt lở nặng nhằm kịp thông xe một chiều.
Có
mặt tại “tọa độ 1456”, kỹ sư Lê Văn Mẫu, hạt trưởng Hạt Quản lý đường
bộ Đak Tô, cho biết toàn bộ công nhân của đơn vị đã ra quân liên tục
suốt một tháng qua bất kể ngày đêm để xử lý đoạn đường qua địa phận Đak
Sút bị mưa lũ cuốn trôi. “Phải cần tới 600 rọ đá để kè chống sạt lở tại
khu vực sông Pô Kô này” - anh Mẫu tính toán.
Chạy
dọc xuống các thôn 14A, 14B của xã Đak Bết, không chỉ đường sá bị hư
hại mà cả một ngôi làng của người dân tộc Giẻ Triêng cũng bị nước cuốn
trôi. Một cảnh vật tang thương, xơ xác... Chúng tôi tìm mãi mới thấy một
người còn sót lại trong ngôi làng. Ông A Tang kể: “Lũ cuốn trôi nhiều
ngôi nhà bên sông Pô Kô, cuốn mất luôn cả xác A Bốt. Nhà A Bốt giờ chỉ
còn lại cái nền nhà chìm trong bùn đất... Mọi người di tản lên huyện cả
rồi. Tôi ở đây để đào bới tìm nồi niêu xoong chảo...”.
Nhưng
cung đường lơ lửng bên miệng vực nhất phải kể đến km 1428, nơi lũ rừng
đổ về trong đêm 29-9 đã cắt đứt, xóa sổ luôn cả một đoạn đường làm giao
thông tắc nghẽn nhiều ngày liền. Bên dưới vực sâu, những mảng bêtông vốn
là mặt đường trước đây vẫn nằm chỏng chơ. Treo lơ lửng phía trên là
hàng mấy chục thanh thép dùng làm hộ lan bị nước lũ vặn xoắn cong queo.
Đây được coi là vị trí bị sạt lở nặng nhất trong đợt lũ vừa qua khiến
trục đường Hồ Chí Minh đoạn qua đây bị biến dạng hoàn toàn.
Trên
suốt cung đường Hồ Chí Minh dài hơn 150km từ Khâm Đức (Quảng Nam) đến
Tân Cảnh (Kontum), hình ảnh chúng tôi ghi nhận là hàng loạt đoạn đường
bị núi sạt lở, đất che kín mặt đường, nhiều đoạn taluy chắn đường bị
gãy, cong queo, không ít cọc tiêu bằng bêtông bị gãy, thay vào đó là
những... sợi dây giăng ngang chỉ cách vực thẳm 2-3 tấc.
Theo
báo cáo, đợt mưa lũ vừa qua đã làm tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua
miền Trung xuất hiện gần 1.000 điểm sạt lở mới, trong đó cung đường Hồ
Chí Minh đi qua hai tỉnh Quảng Nam và Kontum là 370 điểm sạt lở taluy
dương.
“Ước tính có không dưới 370.000m3
đất đá đã trụt lở xuống mặt đường, cống rãnh gây ách tắc giao thông
trong nhiều ngày liền. Riêng nhánh tây đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện
Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) phải đến hết ngày 7-11 mới thông tuyến một
chiều” - ông Võ Đình Dũng, tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ 5, cho
biết.
“So
với các năm thì năm nay cung đường Hồ Chí Minh đoạn qua Kontum bị nặng
nhất với khối lượng sạt lở ở taluy dương lên hơn 242.000m3.
Những điểm sạt lở nặng “đứt” luôn cả taluy dương và âm sẽ do Ban đường
Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm. Tư vấn thiết kế sẽ tính toán khối lượng
khắc phục sửa chữa để đưa vào hạng mục “Bền vững hóa đường Hồ Chí Minh”
trong thời gian tới. Do vậy, ngay bây giờ chưa thể trả lời câu hỏi: sau
bão số 9 cần bao nhiêu tiền để khắc phục sự cố đường Hồ Chí Minh.
Lâu
nay Khu Quản lý đường bộ 5 vẫn quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh theo
phương án “rách đâu vá đó”, “sạt đâu hốt đó”, bởi trung bình mỗi năm
ngân sách nhà nước rót về chừng 25 triệu đồng/km đường Hồ Chí Minh.
Khoản tiền này dành để trả lương cho công nhân bảo dưỡng tuyến đường, vệ
sinh phát quang cống rãnh, vá ổ gà, sơn quét lại cọc tiêu, biển báo...
Những hư hỏng lớn cần sửa chữa sẽ do Ban đường Hồ Chí Minh (đóng tại Hà
Nội) chịu trách nhiệm”.
Trả
lời câu hỏi của TTCT về những quan ngại khi nhận trách nhiệm vận hành
300km cung đường Hồ Chí Minh đoạn qua miền Trung, ông Võ Đình Dũng cho
rằng vì hầu hết cung đường đều đi qua núi cao, vực sâu nên việc sụt
trượt mặt đường, taluy dương là điều không tránh khỏi. Vấn đề là phải có
thời gian và tiền bạc để kiên cố hóa các điểm xung yếu có địa chất yếu
này.
Đối với những
điểm thường xuyên sạt lở gây tắc đường, ông Dũng cho rằng nên tính đến
giải pháp làm cầu cạn hoặc khoét núi. “Ở các nước khi mở đường đến các
vị trí xung yếu, người ta thường thiết kế cầu cạn vượt núi thay vì phải
bạt núi làm đường. Còn ở mình vì ít tiền nên phải bạt núi dẫn đến sạt lở
là điều tất nhiên. Riêng vấn đề hiệu quả kinh tế mà đường Hồ Chí Minh
mang lại thì phải tính lâu dài”.
Theo
ông Dũng, hiện mỗi ngày có chừng 400 lượt xe lưu thông trên cung đường
nhánh đông (từ Kontum về Đà Nẵng), riêng lưu lượng giao thông trên nhánh
tây (Đông Giang đi A Lưới - Huế) hiện rất thấp nếu không nói là rất
vắng xe cộ qua lại.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải HỒ NGHĨA DŨNG:“Đây là vấn đề nghiêm trọng”
Bộ trưởng bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng trao đổi với TTCT về việc sạt lở tuyến đường Hồ chí minh.
Theo
ông Dũng, vấn đề sụt trượt của tuyến đường Hồ Chí Minh đã và đang diễn
ra, sau khi được xử lý có giảm nhưng vẫn là vấn đề nghiêm trọng, đặc
biệt cơn bão vừa rồi đã ảnh hưởng nặng nề đối với 50km đoạn qua Kontum,
trong đó có ba điểm lớn hoàn toàn mất đường, mất cầu. Ngoài ra còn hàng
chục điểm khác bị ảnh hưởng ở mức độ vừa.
* Trước thực trạng trên, Bộ GTVT đã có những giải pháp nào?
-
Chúng tôi đề ra ba bước xử lý. Hiện đang xử lý bước 1 để thông tuyến.
Chưa nói đến cơn bão mới nhất có những tác động nào vì còn phải kiểm
tra, với cơn bão số 9 thì ngành giao thông đã cố gắng thông tuyến bước
1. Những loại xe tải vừa và xe khách dưới 30 chỗ ngồi đã có thể hoạt
động bình thường, còn các loại xe có tải trọng và chở khách cao hơn đang
tạm dừng hoạt động trên tuyến đường này. Khắc phục bước 2 là dùng kinh
phí duy tu bảo dưỡng (trong các trường hợp có bão lũ) để trả lại (xây
dựng lại các tuyến đường bị ảnh hưởng do bão lũ) ở mức độ bình thường.
Bước 2 cũng đang được thực hiện.
Tuy
nhiên, bước 1 và bước 2 là chưa đủ, đối với một số điểm sụt trượt
nghiêm trọng thì không thể nào phục hồi nhanh được mà phải lập dự án để
đầu tư lại. Đó chính là bước 3 và việc này cần phải có thời gian. Một số
cầu trên quốc lộ 24 hiện đã có cầu phao để hoạt động, khoảng ba tháng
nữa sẽ có cầu tạm, đồng thời đang lập dự án xây dựng cầu mới thay cầu
cũ.
* Đối với những điểm mà sau lũ đã hoàn toàn mất đường thì sao, thưa bộ trưởng?
-
Nếu đã mất hẳn đường thì phải làm dự án mới, nghiên cứu cầu cạn qua
đường đó hoặc xẻ núi mở tuyến mới dựa vào núi. Nếu giải quyết triệt để
thì một số chỗ phải làm cầu cạn.
* Ông nhận xét thế nào về chất lượng xây dựng cầu đường ở đây, khi đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng như vậy?
-
Chất lượng làm đường đạt yêu cầu, nhưng địa chất về lâu dài chưa ổn
định. Mức độ tàn phá của cơn bão vừa rồi quá dự tính của chúng ta. Ngoài
ra còn một số ảnh hưởng, biến động khác do chặt phát rừng, bom đạn từ
thời chiến tranh...
* Phải chăng đã có những lúng túng trước sự sạt lở quá nhiều ở tuyến đường Hồ Chí Minh sau lũ?
-
Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng, khi có thông tin bão lũ thì các việc
cần thiết đều được triển khai... Tất nhiên trong bão lũ thì các ngành
khác như cứu hộ vào trước, khi nước rút thì giao thông mới vào. Nói
chung đều có dự báo, đều có kế hoạch, nhưng nói có lường hết không thì
không lường hết được, ví dụ như ảnh hưởng của bão số 9 ở khu vực Tây
nguyên.(TTOL)
Ông ĐOÀN ĐỨC CƯỜNG (chủ nhiệm văn phòng dự án Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải):“Cần nhiều thời gian để kiên cố hóa đường Hồ Chí Minh”
Đoạn
đường Hồ Chí Minh từ Quảng Nam lên Kontum qua đèo Lò Xo đi theo hướng
quốc lộ 14 cũ. Ở đoạn này tầng phủ có chiều dày lớn, kết cấu xốp rời,
khi bị bão hòa thì cường độ giảm nhanh và trọng lượng tăng lên, gây ra
hiện tượng trượt hoặc chảy xệ xuống mặt đường, thậm chí có thể phát
triển thành dòng lũ bùn đá khi có mưa bão kéo dài.
Tháng
3-1997 khi đi thị sát để lập dự án xa lộ Bắc Nam (nay được đổi tên
thành đường Hồ Chí Minh), chúng tôi đã thấy hiện tượng sụt trượt ở phía
taluy dương và xói lở chân taluy âm do tác động của dòng chảy sông Cái ở
đoạn tuyến từ cầu Xơi lên Khâm Đức và đoạn qua đèo Lò Xo.
Vấn
đề sụt trượt và bền vững hóa tuyến đường đã được lưu ý, và còn phải
tiếp tục xử lý trong quá trình khai thác sử dụng sau này. Vì thế, Chính
phủ đã cho phép triển khai dự án kiên cố hóa đường Hồ Chí Minh toàn
tuyến nhưng tập trung ở nhánh phía tây từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Thạnh
Mỹ (Quảng Nam) và hai đoạn chính của nhánh phía đông là đoạn qua đèo Đá
Đẽo (Quảng Bình) và đoạn qua đèo Lò Xo giữa hai tỉnh Quảng Nam và
Kontum.
Trên đường Hồ
Chí Minh, người ta đã áp dụng hơn mười giải pháp xử lý sụt trượt như
trồng cỏ vetiver, lát mái taluy bằng tấm bêtông ximăng hoặc ốp đá, làm
khung bêtông kết hợp trồng cỏ, xây dựng tường chắn bằng bêtông cốt thép
hoặc tường rọ đá neo (theo công nghệ của nước ngoài hoặc dùng rọ đá bọc
nhựa PVC của VN), xây dựng cầu cạn để đưa tuyến ra ngoài phạm vi sụt
trượt...
Đường
Hồ Chí Minh là một dự án có quy mô lớn, trải dài qua nhiều khu vực có
điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp. Việc nghiên cứu và xử
lý triệt để nhằm bảo vệ độ bền vững của công trình cần có thời gian và
không thể giải quyết một lúc được ngay.
Tạm cấm xe tải nặng lưu thông trên đường Hồ Chí Minh
TT
(Quảng Nam) - Sau chuyến thị sát đường Hồ Chí Minh sau bão lũ, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã quyết định tạm cấm xe tải
nặng lưu thông trên đường này trong một thời gian.
Một đoạn đường qua huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh chụp ngày 9-10) - Ảnh: TẤN VŨ |
Riêng
các loại xe vận tải hành khách phải thực hiện các biện pháp di chuyển
an toàn, nhất là những đoạn đường bị sạt lở nghiêm trọng. Theo Khu Quản
lý đường bộ 5 (Cục Đường bộ VN), đường Hồ Chí Minh đoạn từ Quảng Nam đến
Kontum bị hư rất nặng. Thống kê sơ bộ cho thấy hiện đoạn đường này còn
có hơn 180 điểm sạt lở nghiêm trọng, làm hơn 400.000m3 đất đá sụt lở xuống mặt đường, hơn 40 cầu cống sập hoàn toàn.
Được
biết, mỗi năm Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh phải bỏ ra khoảng 50
tỉ đồng thực hiện các dự án chống xói lở và 100 tỉ đồng khắc phục hậu
quả bão lũ trên tuyến đường này nhưng vẫn không hạn chế được tình trạng
sạt lở nói trên.
Cột mốc số 0 (Km 0) sau ngày giải phóng đã được làm lại lần thứ hai và sau này lại được xây dựng lại... (ảnh Trung tâm VH huyện Tân Kỳ cung cấp)
Cột mốc số 0
Cầu Thác nước
Cầu Thác nước
No comments:
Post a Comment